Thời trang là một ngành có lợi nhuận rất lớn, thường là gấp rưỡi hoặc có thể gấp đôi, gấp ba. Cũng chính vì lí do này mà các cửa hàng quần áo cứ liên tục khai trương và sự cạnh tranh giữa các thương hiệu, nhãn hàng lại càng trở nên khốc liệt. Cùng trên một con phố chuyên bán quần áo, nhưng có cửa hàng ế ẩm quanh năm, có cửa hàng khách lại cứ nườm nượp.
1. Nghiên cứu thị trường
Đảm bảo chắc chắn bạn đã có vốn hiểu biết nhất định về thị trường quần áo mà bạn chuẩn bị bắt đầu kinh doanh. Có thể bắt đầu bằng nơi bạn sống, nhu cầu quần áo của người ta thế nào? Sau đó là cập nhật các xu hướng trong nước và quốc tế.

Hãy tìm hiểu về các thương hiệu, cửa hàng thời trang thành công, mô hình kinh doanh của họ có điểm gì đặc biệt mà mình học hỏi được.
2. Lên kế hoạch cho mọi thứ
Trước khi bắt đầu kinh doanh quần áo, bạn cần có một kế hoạch cụ thể và rõ ràng cho những công việc cần làm. Những thứ quan trọng cần phải quyết định như loại áo, quần nào bạn sẽ bán, thị trường mình đang nhắm tới ở đâu, đối tượng là ai, bạn dự định sẽ bạn online hay sẽ phát triển cả cửa hàng để khách tới xem nữa.
Lên kế hoạch cho chiến lược marketing trên cả các kênh miễn phí và quảng cáo trả phí để đưa thương hiệu bạn đến với người tiêu dùng.
%20(1).jpg)
Kết hợp các mô hình kinh doanh ứng dụng vào cửa hàng của bạn để hoạt động thử và đánh giá hiệu quả của nó. Sẽ không quá cao xa khi nhắc tới những vấn đề thiết yếu như giá trị thương hiệu, nhiệm vụ, mục tiêu, chiến lực, và tầm nhìn dài hạn đâu.
3. Thấu hiểu đối thủ
Bạn luôn phải hiểu rõ các sản phẩm của mình đang phải cạnh tranh với ai, ai là đối thủ trực tiếp và ai là đối thủ gián tiếp. Những thứ bạn cần phải theo dõi đối thủ liên tục như mẫu quần áo họ mới về, giá cả và các chương trình khuyến mại, nhờ đó mà bạn có thể đưa về các ý tưởng mới áp vào cho công việc kinh doanh quần áo của mình.
Hãy dành tặng cho đối thủ cái “like” theo dõi của bạn trên Facebook hay Instagram.
4. Bán những sản phẩm khách hàng muốn mua
Mẹo này có vẻ như là một điều hết sức hiển nhiên rồi. Đôi khi thẩm mỹ và phong cách ăn mặc của bạn chưa chắc đã phù hợp với đại đa số nhóm khách hàng mục tiêu bạn muốn bán.
Vậy nên thay vì quyết định nhập hàng, hay tự thiết kế các sản phẩm theo ý mình, nên nghiên cứu cụ thể nhu cầu của khách hàng là gì.
Điều này còn đem lại nhiều lợi ích cho chủ hàng, nhất là khi khách hàng chạy theo những trend thời trang mới, hoặc vào dịp lễ hội đặc thù, như Valentine, Halloween hay 20/10.
5. Nắm rõ bức tranh tài chính
Khi bạn đã đề ra được các kế hoạch cụ thể, thì chi phí để thực hiện các kế hoạch đó là câu hỏi cần được giải đáp tiếp theo. Khi bạn bắt đầu thiết kế, sản xuất rồi đem bán sản phẩm áo thun, liên tục theo dõi các chi phí mà mình sẽ phải bỏ ra.
Những chi phí như: tem mác, chi phí vẫn chuyển, hộp đừng, và kho bãi nếu có cần được liệt kế một cách cụ thể. Bởi lẽ chỉ có liệt kê ra bạn mới tìm ra được cách tối ưu chúng xuống mức thấp nhất mà không bị mất đi chất lượng.
6. Đưa ra các chiến lược quảng bá
Đối với các cửa hàng kinh doanh quần áo mới, bạn có thể sử dụng các cách quảng cáo như google ads, và quảng cáo trên mạng xã hội. Bạn cũng có thể tặng miễn phí những chiếc áo có in logo của bạn để tăng độ phủ của thương hiệu.
Có rất nhiều cách để khiến khách hàng cảm thấy thu hút và lựa chọn mua hàng của bạn. Đừng ngần ngại thử những cách mới, khác lạ bởi vì chỉ có thử bạn mới biết liệu cách làm đó có hiệu quả hay không. Ngoài ra, cần phải có sự cân bằng nhất định giữa các chi phí marketing và các chương trình giảm giá, tặng quà để đầu tư vào thương hiệu.
7. Tìm kiếm đối tác
Bạn có thể tự kinh doanh nhưng cũng nên tìm kiếm những đối tác cùng chung tầm nhìn và đam mê để tối ưu thương hiệu, và dễ đạt được những mục tiêu một cách hiệu quả hơn. Các đối tác có thể là từ bạn bè hoặc đồng nghiệp, những người mà bạn có thể tin tưởng được.
Đi một mình có thể giúp bạn đi nhanh, nhưng để có được sự bền vững, bạn cần người cùng đi với bạn.
8. Xác định mục tiêu kinh doanh
Bạn dự định bán bao nhiêu áo khoác trong năm nay? Thế còn tháng này, tuần này? Rất nhiều người mới trong lĩnh vực kinh doanh quần áo thường coi nhẹ việc đặt ra các mục tiêu này. Hoặc có những người thì quá sợ cảm giác đặt ra mục tiêu và không đạt được chúng.
Đừng mắc phải những lỗi tưởng chừng như cơ bản đó, việc đặt ra các mục tiêu chính, và các mục tiêu phụ sẽ giúp bạn vẽ ra các hành động cụ thể để đạt được.
9. Đừng từ bỏ chỉ vì không bán được gì trong ngày đầu tiên
Đừng vội bỏ cuộc. Hãy kiểm tra lại xem mình sai ở đâu. Thiết kế sản phẩm này không ổn, màu áo này đã hết hot, chiến lược giá này quá cao không phù hợp với khách hàng mục tiêu và vô số những thứ khác nữa. Bạn chỉ mới bắt đầu, đừng nhụt chí. Người chiến thắng không bao giờ từ bỏ, và người từ bỏ sẽ không bao giờ chiến thắng.
Sai đâu sửa đó, nghiên cứu lại mô hình kinh doanh quần áo mình đang áp dụng, fanpage và quảng cáo của mình liệu có đang hoạt động hiểu quả hay không, có nên thuê agency quảng cáo bên ngoài để nhờ họ chạy hộ,..
Cân nhắc việc so sánh độ hiệu quả với cả đối thủ để biết được nguyên do có phải từ nhu cầu thị trường đột nhiên suy giảm hay không.
10. Hãy luôn thoải mái
Nếu như bạn kinh doanh quần áo theo kiểu đánh nhanh rút gọn, sẽ rất khó để thành công. Hãy yêu những gì bạn làm và làm những gì bạn yêu.
Đam mê của bạn sẽ thể hiện trong mọi thứ về cửa hàng, thương hiệu và sản phẩm bạn đem tới cho khách hàng.

Trong nền kinh tế đang chịu nhiều thử thách, các doanh nghiệp đứng trước đòi hỏi phải tìm ra những phương cách mới giúp hoạt động marketing hiệu quả hơn.
Những chiến thuật dưới đây sẽ giúp bạn xác định những khoản đầu tư cho marketing hiệu quả nhất, giúp doanh nghiệp đứng vững trước mọi thử thách.
1. Tập trung vào khách hàng chính
Một chiến thuật cổ điển, nhưng đôi khi bị lãng quên là “Câu cá nơi có cá”. Nói cách khác, đầu tư vào những phương tiện truyền thông đặc biệt, trọng tâm, nơi mà khách hàng hiện tại và tương lai sẽ hành động thật sự khi nghe được những thông điệp của bạn. Hầu như mọi ngành nghề ngày nay đều sử dụng Internet, nên bạn hãy tìm kiếm một vài website đặc biệt nào đó để làm marketing.
2. Đo lường được hiệu quả hoạt động marketing
Đừng ngần ngại xóa sổ những chương trình marketing không hiệu quả hoặc không thể đo lường được kết quả. Cần sắp xếp lại và khoanh vùng những đối tượng marketing để các chương trình có thể thể hiện rõ được kết quả. Xin lưu ý rằng các chương trình marketing online với những kỹ thuật cơ bản như đánh giá ấn tượng của khách hàng, số lượng click chuột, vị trí của website trên bảng xếp hạng… dễ dàng đo lường được.
3. Phối hợp các kỹ thuật marketing để đạt hiệu quả cao hơn
Tích hợp marketing có nghĩa là phối hợp sử dụng những tiến bộ của các phương tiện truyền thông, các nguồn lực và ý kiến khách hàng… để đạt hiệu quả cao hơn so với việc sử dụng riêng lẻ từng yếu tố này. Sự phối hợp càng chặt chẽ thì hiệu quả càng cao và độ nhận biết thương hiệu của khách hàng càng tăng.
4. Thường xuyên xuất hiện trước mắt khách hàng
Giá trị của việc thường xuyên xuất hiện trên thị trường có xu hướng gia tăng theo thời gian nếu ngày càng có nhiều khách hàng tiềm năng nhận biết được doanh nghiệp của bạn. Điều này gia tăng cơ hội tiếp cận những nhóm nhỏ khách hàng tiềm năng và rút ngắn quy trình bán hàng. Sự xuất hiện online thường xuyên tại nơi mà khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng tìm kiếm thông tin (bao gồm các website, sách tra cứu thông tin, các công cụ tìm kiếm và thư điện tử) sẽ giúp bạn luôn luôn xuất hiện để cung cấp những công cụ đo lường giá trị thông qua những mối liên hệ online.
5. Khéo léo phối hợp hoạt động marketing để thành công
Một chương trình marketing có thể được phân biệt là “kéo” hoặc “đẩy”: các công ty đẩy thông điệp của mình đến khách hàng thông qua bưu điện, quảng cáo, thư điện tử và họ cũng thiết lập sự hiện diện của mình tại các website, công cụ tìm kiếm… để kéo khách hàng tiềm năng khi họ tìm kiếm thông tin, sản phẩm và dịch vụ. Thay vì phân vân giữa việc sử dụng nguồn lực nào để “đẩy” hoặc “kéo” marketing, hãy tìm những đối tác trong lĩnh vực truyền thông có cùng đối tượng khách hàng với mình để vừa “kéo” vừa “đẩy” trong cùng một chiến dịch marketing.
6. Tập trung vào chất lượng thay vì số lượng
Nếu chỉ tập trung vào số lượng mà không chú ý đến chất lượng, hiệu quả marketing sẽ rất thấp và nhiều nguồn lực bán hàng sẽ bị lãng phí, nhân viên bán hàng sẽ không tin tưởng vào các chương trình marketing nữa. Thực hiện chương trình có chất lượng là tiêu chuẩn hàng đầu khiến khách hàng tiềm năng thích thú vì thu nhận được nhiều thông tin hơn và sẵn sàng cung cấp những phản hồi về chương trình.
7. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ những đối tác truyền thông
Hãy tham khảo ý kiến của những đối tác truyền thông để tìm hiểu những giải pháp marketing của họ, chọn lọc những chiến thuật sáng tạo, phù hợp với doanh nghiệp mình để thực hiện marketing hiệu quả hơn. Có thể nêu với họ những câu hỏi sau:
• Bạn có quan tâm đến khách hàng mục tiêu của tôi không?
• Bạn có thể giữ được hình ảnh của mình luôn trong tầm ngắm của khách hàng hiện
tại và khách hàng tiềm năng không?
• Bạn có cung cấp nhiều giải pháp marketing phục vụ cho mục tiêu của tôi không?
• Bạn có đảm bảo cung cấp sản phẩm tốt nhất cho tôi không?
• Bạn có chuyển tới khách hàng mục tiêu và khách hàng chính yếu của tôi đầy đủ thông tin liên lạc không?
• Bạn có sẵn sàng chia sẻ thông tin giúp tôi đo lường được hiệu quả chiến dịch marketing và điều chỉnh sự đầu tư của tôi vào marketing không?
Tóm lại, các chuyên gia marketing cần xác định rõ mục tiêu của mình, tích hợp các giải pháp marketing để hỗ trợ kênh truyền thông hiện tại và mở rộng khả năng cạnh tranh; phối hợp các phương thức quảng cáo online có độ phủ rộng và các giải pháp marketing linh hoạt; quan tâm đến các hình thức quảng cáo chính yếu, email marketing, các catalogue sản phẩm dễ dàng tìm kiếm, banner đặt tại các website và các thư quảng cáo điện tử; xác định những hình thức phối hợp nào mang lại hiệu quả cao nhất, chuyển tải những thông điệp lôi cuốn đúng thời điểm và đúng đối tượng; phối hợp nhịp nhàng các hình thức marketing truyền thống và hiện đại.